Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Những thói xấu khó chấp nhận của tài xế Việt


Thế nhưng, nhiều chủ xe đã sử dụng vô tội vạ loại bóng này với chụp, chóa đèn thông thường làm người đi đường lóa mắt và có thể ảnh hưởng thị lực về lâu dài.

Phóng nhanh, vượt ẩu, coi thường tính mạng người tham gia giao thông,... là những thói xấu khó chấp nhận của nhiều tài xế Việt...

Bấm còi mọi lúc, mọi nơi

Nếu bạn có dịp đi một số nước trên thế giới, cả một đoạn đường bạn đi chắc chắn sẽ không bao giờ nghe tiếng còi xe. Nhưng riêng ở Việt Nam, còi xe trở thành một vũ khí lợi hại mở đường khi tham gia giao thông của các tài xế.

Không kể thời gian sớm hay muộn mà ở mọi thời điểm cũng có thể nghe tiếng còi ô tô rít lên. Không ít người xem việc bóp còi là thú tiêu khiển khi ngồi sau vô lăng. Chẳng cần biết những người xung quanh như thế nào.

Thói xấu khó chấp nhận của tài xế Việt - Ảnh 1
Còi xe trở thành một vũ khí lợi hại mở đường khi tham gia giao thông của các tài xế.
Không chỉ có các anh chàng xe tải mới vô ý thức. Khá nhiều tài xế xe máy lạnh sang trọng nhưng một chút lịch sự tối thiểu cũng chưa có: Đi trong thành phố cứ vô tư bấm còi inh ỏi, chói tai những người đang phải chịu cái nắng oi nồng, bụi bặm của đô thị.

Nhiều lúc bạn đang tập trung đi xe rồi đột nhiên bị giật bắn người, loạng choạng tay lái vì bị thứ âm thanh có âm lượng rất lớn dội vào tai. Cảm giác như bị tra tấn, tổn hại đến sức khỏe, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bực mình nhất là khi dừng đèn đỏ mà tiếng còi cứ rú phía sau.

Sĩ diện

Ngồi trên ôtô rất oai, xe càng sang thì lại càng oai nên phải cho mọi người thấy được cái oai của mình. Xe mình xịn hơn mà thấy con xe còi đòi vượt thì nhất quyết không cho vượt. Khi bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Còi xe thì sử dụng vô tội vạ, thích thì bấm… Tính oai còn thể hiện ở chỗ mượn xe người khác rồi do đi không quen nên đạp phanh nhầm thành đạp ga gây ra tai nạn “xe điên”, “liên hoàn”…

Do tài xế ôtô đa phần xuất phát từ xe máy nên tư duy theo kiểu "xe máy" đã ăn sâu vào trong tiềm thức, khó thay đổi. Khi đi trên đường cao tốc có yêu cầu về khoảng cách tối thiểu song không mấy ai chịu tuân thủ. Cũng có người định tuân thủ song lại không thể làm được vì khi anh ta giữ khoảng cách thì lại có xe khác vượt phải ngoi lên để điền vào chỗ trống.

Nếu muốn tuân thủ thì anh ta sẽ phải giảm tốc độ liên tục nên chẳng mấy ai tuân thủ cả. Một trường hợp khác cũng trên đường cao tốc là khi xe đi ở làn ngoài cùng đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép thì xe phía sau cứ liên tục xi nhan, bóp còi, nháy pha để đòi vượt làm khó chịu cho tài xế đang lái xe đúng luật.




Chạy trên đường, rất nhiều tài xế xe khách, taxi và cả xe du lịch hạng sang thường vứt rác (vỏ chai nước, túi nylon đựng rác) thẳng xuống đường. Tệ hơn nữa là vừa hút thuốc, vừa vẩy tàn bay tứ tán vào mặt người đi đường, hút xong búng vèo mẩu tàn thuốc qua cửa xe, trúng ai không cần biết.


Trong thành phố, nếu đường rộng đủ ba làn xe thì hai làn ngoài dành cho ôtô và một làn trong dành cho xe máy. Như vậy là quá ưu ái cho ôtô rồi vì số lượng xe máy đi trong nội thành đông đảo hơn rất nhiều. Song tại các ngã tư nếu không có cảnh sát giao thông đứng trực thì ôtô thường chen vào làn của xe máy đẩy xe máy phải đi lên vỉa hè.

Dùng đèn bật chế độ pha

Để an toàn, khi chạy trên quốc lộ, đặc biệt là những khúc không có đèn đường, tài xế thường dùng đèn pha để dễ quan sát, nhưng khi thấy xe đi ngược chiều thì phải chuyển sang đèn cốt ngay để không làm người điều khiển phương tiện chói mắt, khó xử lý tình huống khi có sự cố.

Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng thực hiện như vậy, điển hình là cánh lái xe tải lớn, ỷ thế mình "ngồi trên" nên các bác tài này thường xuyên pha đèn dù người lái đối diện có ra hiệu xin bật đèn xuống thấp. Đây là hành vi gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, nhiều tài xế đã lạc tay lái, gây ra tai nạn do bị chói mắt.

Hầu hết đèn trước ô tô đời mới đều được trang bị bóng xenon, cho ánh sáng xanh rất mạnh. Vì thế, khi sử dụng loại bóng đèn này phải luôn đi cùng cụm gương cầu phản chiếu để ánh sáng không tỏa rộng và chiếu vào mặt người đi ngược chiều.


Cơ quan Đăng kiểm không làm thủ tục đăng kiểm những chiếc xe độ lại đèn, gắn thêm đèn không đúng với xe của nhà sản xuất, nhưng nó chẳng có tác dụng vì chỉ cần lắp lại bộ đèn cũ hay cùng lắm là mượn đèn nguyên bản thay vào lúc đi đăng kiểm, xong rồi lắp đèn đã độ vào như bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét