Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Xe mô tô và xe máy sẽ thành "sắt vụn" nếu kiểm soát khí thải không đạt


Khi tính toán chính xác hơn về nguyên nhân gây tiểu đường, có sự loại trừ các yếu tố liên quan khác, thì so với những người sống trong bầu không khí tạm gọi là trong lành (ở miền núi chẳng hạn), nguy cơ mắc tiểu đường ở những người dân thành phố tăng lên 4%.

Khí thải từ các phương tiện lưu thông trên đường nói chung và xe máy nói riêng đang là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng không nhỏ đến không khí, môi trường sống của hơn 90 triệu dân Việt Nam. Đã có rất nhiều đề án kiểm soát khí thải này nhưng dường như vẫn bỏ ngỏ.

Nhiều đề án vỡ mộng

Năm 2015 đã qua được nửa chặng đường, kế hoạch của giai đoạn 2013-2015 sẽ kiểm soát được 80-90% lượng khí thải xe máy tại Hà Nội và TP.HCM cũng “vỡ kế hoạch”. đề án đã có những bước lùi khá lớn, nhưng với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nặng như hiện nay, kiểm soát khí thải xe máy là yêu cầu cấp thiết, nên dù không dễ dàng nhưng vẫn phải triển khai, lộ trình sẽ được thí điểm tại các TP lớn từ tháng 7/2017, cụ thể xe máy chạy từ 5 năm trở lên sẽ phải mang đi kiểm định khí thải, không đạt yêu cầu xe sẽ bị cấm lưu thông…

Xe mô tô, xe máy sẽ thành

Đề án kiểm soát khí thải từ mô tô, xe máy còn gặp nhiều khó khăn chưa thể thực hiện
Năm 2010, đề án kiểm soát khí thải xe môtô, gắn máy tham gia giao thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/1/2011. Giao đoạn 2010-2013, mục tiêu đặt ra là kiểm soát được 20% xe môtô, xe gắn máy ở Hà Nội và TP.HCM - 2 thành phố lớn trên cả nước có lưu lượng xe môtô, gắn máy tham gia giao thông số lượng nhiều; xây dựng ít nhất 100 cơ sở kiểm định ở Hà Nội và 150 cơ sở ở TP.HCM; tập huấn cho ít nhất 500 cán bộ, quản lý, nhân viên nghiệp vụ tại 2 thành phố này. Tiếp đến là giai đoạn 2013-2015, mục tiêu đặt ra là 80-90% xe gắn máy tham gia giao thông tại Hà Nội và TP.HCM được kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải, mở rộng mạng lưới cơ sở để thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải 60% xe gắn máy ở các đô thị loại 1 và 2.

Tuy vậy, kể từ khi đề án được đề ra không ít người dân, cán bộ kỹ thuật của các trung tâm bảo hành, chuyên gia giao thông... đều bày tỏ sự đồng tình với ý nghĩa của việc kiểm soát khí thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng rồi vẫn có những trở ngại dẫn đến một quãng lùi khá lớn. Có những thời điểm, các đơn vị chức năng như Cục Đăng kiểm Việt Nam đã bắt đầu thực hiện một phần của đề án đó là kiểm soát khí thải đối với xe mới, còn xe đang lưu hành vẫn cần có lộ trình...…

Vướng mắc từ nhiều phía

Hơn 40 triệu xe máy, trong đó có trên 50% là xe cũ không được kiểm soát khí thải là một điều đáng báo động; nhưng để kiểm soát được khối lượng xe máy khổng lồ này là việc không đơn giản. Dẫu biết đây là một đề án có ý nghĩa xã hội rất lớn, nhưng kéo theo đó là không ít những băn khoăn được đặt ra, đơn cử như việc nhiều người dân cho rằng xe máy chạy 5 năm phải đi kiểm định là chưa khả thi bởi vì là phương tiện di chuyển chính được sử dụng trong gia đình nên nếu xe có “bệnh” sẽ đưa đi “khám” để bảo dưỡng, bảo hành, sửa chữa ngay.

Tiếp đến là với những gia đình còn khó khăn, họ đã phải đóng khoản phí bảo trì đường bộ, môi trường, giờ lại thu thêm phí kiểm định khí thải đối với xe máy sẽ phát sinh nguồn chi “phí chồng phí” cho người dân. Còn các chuyên gia thì đặt ra một phép tính để so sánh về việc quy định niên hạn, độ tuổi lẫn khấu hao của xe hoàn toàn do người sử dụng chứ không để đánh đồng như nhau thông qua thời gian sử dụng nhất định bởi cùng 1 chủng loại xe, một người ở nhà, hoặc một công chức Nhà nước đi làm giờ hành chính so với một người làm nghề “xe ôm”, hoặc nhân viên vận chuyển hàng bằng xe máy - liên tục sử dụng phương tiện trên đường sẽ có tần suất sử dụng xe khác nhau.

Những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa xe máy thì có những lập luận rằng xe máy nhập khẩu, xe có xuất xứ Trung Quốc mà chúng ta có thói quen gọi là “xe Tàu” cũng khác nhau về tiêu chuẩn khí thải, bởi xe có nguồn gốc từ các nước sản xuất uy tín sau 5 năm sử dụng không phải sửa chữa gì nhiều, lượng khí thải trong diện đạt chuẩn, còn “xe Tàu” chạy cùng thời gian khi đến bảo dưỡng đa phần không đạt tiêu chuẩn về khí thải. Vấn đề quan trọng nữa là chế tài với những xe không đạt tiêu chuẩn khí thải ra sao, nhất là với những xe quá cũ, giá trị không còn lớn và cũng là xe thải ra nhiều khí thải độc hại.

Làm sao để người sử dụng phải đi sửa chữa, thay thế phụ tùng? Về phía cơ quan kiểm định, nếu giao cho các trung tâm đăng kiểm thêm nhiệm vụ kiểm tra khí thải xe máy liệu có quá tải?... Chính vì những câu hỏi được đặt ra đều có cơ sở nên quy định kiểm định khí thải với xe máy cần phải xem xét kỹ lưỡng ở nhiều góc độ khác nhau.

Xe mô tô, xe máy sẽ thành
Theo lộ trình Cục Đăng kiểm kiến nghị, sẽ bắt đầu áp dụng kiểm soát khí thải xe gắn máy từ năm 2017 đối với Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.


Các thành phố lớn bắt buộc kiểm soát vào 1/7/2017

Theo lộ trình Cục Đăng kiểm kiến nghị, sẽ bắt đầu áp dụng kiểm soát khí thải xe gắn máy từ năm 2017 đối với Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Và từ 2021, sẽ thực hiện ở các TP loại 2. Đối với những xe kiểm định không đạt yêu cầu, chủ xe sẽ có trách nhiệm bảo dưỡng, hiệu chỉnh, thay thế vật tư phụ tùng để đạt mức phát thải theo quy định. Đồng thời, từ năm 2017, các nhà sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe gắn máy sẽ phải thực hiện dán tem đảm bảo yêu cầu môi trường về khí thải theo mức Euro 4 (hiện đang thực hiện theo Euro 2).

Đề cập đến vấn đề tiêu cực, xe không kiểm định cũng được cấp tem, ông Nguyễn Hữu Trí khẳng định, Cục Đăng kiểm sẽ kiểm soát bằng hệ thống máy tính tập trung, kết quả đo ống xả được gửi về Cục Đăng kiểm. Tem cũng sẽ được làm để chống giả. Ngoài ra, Cục Đăng kiểm sẽ hướng dẫn, chuyển giao nghiệp vụ cho nhân viên các đại lý, cơ sở bảo dưỡng để nhân viên có đủ nghiệp vụ thực hiện.

Tại 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương, từ 1/7/2017, bắt buộc kiểm soát khí thải đối với xe trên 10 năm sử dụng (tức xe đăng ký lần đầu từ trước ngày 1-7-2007), ước tính có khoảng 6,1 triệu xe thuộc diện này. Từ 1/7/2018, bắt buộc đối với xe trên 5 năm sử dụng, ước tính có 5,2 triệu xe phải được kiểm định. Từ 1/7/2019 bắt buộc đối với các xe còn lại, ước tính có thêm 3,8 triệu xe phải được kiểm định. Từ 1-3-2020, xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn các TP loại 1 (8 TP) phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải. Từ 1/3/2021, xe gắn máy tham gia thao thông tại các TP loại 2 (11 TP) sẽ phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải.

Hít phải khói xe dễ mắc bệnh nan y

Nếu các đề án không nhanh chóng thực hiện sớm người dân Việt Nam còn đứng đầu danh sách mắc các bệnh nan y do hít phải không khí ô nhiễm từ xe mô tô, xe máy.

Một nghiên cứu về sự liên quan giữa ô nhiễm khí thải xe cộ với bệnh tiểu đường đã được tiến hành. Và kết luận đầu tiên người ta rút ra là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 10% ở những người lao động chân tay và dưới 12% ở những người không nghiện hút. Điều này cũng thống nhất với một công trình nghiên cứu trước đây, chứng minh rằng các bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với tác dụng tiêu cực của không khí ô nhiễm.

John Braustein, nhà dịch tễ học thuộc Bệnh viện nhi khoa Boston (Mỹ) cho rằng chính không khí ô nhiễm dẫn tới tiểu đường, giống với kết luận của nữ bác sĩ Zorana Andersen, đứng đầu nhóm nghiên cứu của Hội ung thư học Đan Mạch.

Bà Andersen đã phân tích số liệu thu thập từ 52.000 người dân sống ở những thành phố lớn nhất của Đan Mạch. Sau 10 năm khoảng 3.000 người (tương ứng 5,5%) khi bắt đầu công trình nghiên cứu này ở vào độ tuổi 50-65 được chẩn đoán là mắc tiểu đường. Bà đưa ra số liệu về nồng độ nitơ dioxit từ năm 1071 đến nay.

Những người chịu tác dụng lâu dài của nitơ dioxit và mắc bệnh tiểu đường thường là những người đàn ông cao tuổi, hơi béo và có tiền sử nghiện thuốc lá. Trong khi đó, phụ nữ ở nhà nhiều hơn và không khí ô nhiễm ngoài đường phố chỉ len lỏi được vào trong nhà khi cửa mở nhưng tác động của nó (gây tiểu đường) đối với họ còn mạnh hơn cả đối với nam giới nữa.


Các nhà khoa học cho rằng những hạt lơ lửng vi mô trong khí thải, thâm nhập vào hệ tuần hoàn, đi khắp nơi trong cơ thể, gây viêm nhiễm thể hiện qua các loại bệnh tật, trong đó có tiểu đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét