Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Thuế, phí xe ô tô ở Việt Nam khủng cỡ nào?


Với giá xăng liên tục tăng như hiện nay, nếu một xe trung bình tháng đi 2.000 km sẽ mất khoảng 4,5 triệu đồng tiền xăng. Tiền gửi xe nơi làm việc khoảng 1 triệu đồng/tháng. Tiền trông giữ (nếu nhà không có garage), gửi xe cà phê, đi giao dịch khoảng 2 triệu đồng. Trong trường hợp thêm phí lưu hành trung bình 2,5 triệu nữa thì tổng chi lên gần 10 triệu đồng.


Sở hữu một chiếc ô tô là niềm vui của nhiều người. Nhưng khi nghĩ đến 3 loại thuế, 7 loại phí đi kèm thì ai cũng phải đau đầu ngán ngẩm.

Phí nhập khẩu đè bẹp ý chí mua xe

Không ở đâu trên thế giới này, người tiêu dùng lại phải đóng nhiều loại thuế và phí đến thế khi mua và sử dụng một chiếc ôtô như ở Việt Nam. Điều này khiến giá xe ở một nước đang phát triển như nước ta cao gấp 2,5 lần so với một nước phát triển và có thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ.

Chiếu theo số liệu hải quan, năm 2014, cả nước nhập khẩu 31.566 xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi, với trị giá 363 triệu USD. Tương đương số lượng và giá trị xe nhập khẩu này, số thuế các loại nộp vào ngân sách gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng cũng không dưới 500 triệu USD.

Không ở đâu trên thế giới này, người tiêu dùng lại phải đóng nhiều loại thuế và phí đến thế khi mua và sử dụng một chiếc ôtô như ở Việt Nam
Hiện tại, xe ôtô du lịch mới nhập khẩu về Việt Nam phải chịu 3 loại thuế là thuế nhập khẩu (TNK) bằng 82%, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) bằng 30% đối với loại xe trên 5 chỗ ngồi và 50% đối với xe dưới 5 chỗ ngồi, cuối cùng là thuế Giá trị gia tăng (GTGT) bằng 10%.

Vậy tổng các loại thuế phải nộp cho Hải quan là: TNK + TTĐB + VAT = 69.000USD. Như vậy là một chiếc SantaFe nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam có mức giá cao hơn khoảng 3 lần. Số thuế mà người mua phải chịu chiếm đến 67% giá bán ra.

Phí lưu hành dài cả trang giấy



Trong vài năm gần đây tuy không công khai số nộp thuế các loại của ôtô, nhưng cũng đã liệt kê cả chục loại thuế, phí, lệ phí đang áp dụng. Theo đó, ôtô đầu tiên phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe.

Ôtô cũng là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ôtô cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 22%, nếu không phải là trường hợp đặc biệt như đầu tư mới hay ở những vùng đặc biệt khó khăn, sử dụng trên 6.000 lao động thường xuyên.

Ngoài ra, còn có thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại các công ty ôtô. Sau khi được bán ra thị trường, ôtô du lịch sẽ chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo thành phố. Các loại ôtô khác cũng phải chịu 2% lệ phí trước bạ khi muốn đăng ký. Để được cấp biển số, ôtô dưới 10 chỗ phải nộp từ 2 đến 20 triệu đồng nếu ở Hà Nội hoặc TP HCM.

Tại các địa phương khác, ôtô cũng phải chịu từ 150.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi xe, tùy theo khu vực sinh sống. Muốn lăn bánh trên đường, ôtô còn phải chịu phí kiểm định với mức 240.000-560.000 đồng một lần kiểm định. Bên cạnh đó là lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật có mức 50.000-100.000 đồng một lần.

Đặc biệt, mới đây, ôtô cũng phải nộp phí sử dụng đường bộ được thu theo năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.

Trong liệt kê của Bộ Tài chính còn có tiền thuê đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, mà dự án sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô thuộc diện hưởng ưu đãi miễn, giảm và thuế môn bài cho các cơ sở kinh doanh ôtô có doanh thu khiêm tốn.

Thu nhập 50 triệu/tháng mới nghĩ đến mua xe

Theo lời khuyên của các chuyên gia ôtô thì thu nhập phải gấp 5 lần chi phí trên mới đảm bảo an toàn tài chính. Có nghĩa khách hàng Việt Nam thu nhập 50 triệu mỗi tháng mới thoải mái sử dụng xe hơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét